LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ BIỂN BÁO GIAO THÔNG
VÀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
LỨA TUỔI: 5 – 6 TUỔI
THỜI GIAN: 25 – 30 PHÚT
GIÁO VIÊN: BÙI THỊ HUYỀN TRANG
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Dạy trẻ một số kiến thức về một số biển báo giao thông và luật giao thông phổ biến trên đường bộ. Trẻ biết nội dung, ý nghĩa của một số biển báo giao thông và luật giao thông phổ biến.
- Kỹ năng
– Phát triển ở trẻ khả năng chú ý, quan sát và ghi nhớ có chủ đích. Khả năng làm việc nhóm.
- Thái độ
– Trẻ hứng thú tham gia học tập có nề nếp.
– Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia giao thông cần phải chấp hành đúng luật giao thông đường bộ và chỉ dẫn của các biển báo.
- CHUẨN BỊ
– Hình ảnh: các loại biển báo: cấm xe đạp, trẻ em, nơi đổ xe, đường dành cho nguời đi bộ. Hình mẹ đang đội mũ bảo hiểm cho bé và các bạn đang chơi dưới lòng đường.
– Một số hình ảnh về luật và biển báo giao thông
– Một số bài hát, câu đố về đường giao thông.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Trò chuyện gây hứng thú
– Cô đọc câu đố: “Đường gì tàu chạy sóng xô Mênh mông xa tít không bờ bạn ơi ” Là đường giao thông nào? “Đường gì mà lại có ray Xình xịch tàu chạy đêm ngày bạn ơi” Là đường giao thông nào? – Cô vừa đọc những câu đố về đường giao thông nào? – Ngoài ra còn có những loại giao thông đường nào nữa? + Giao thông đường bộ có những phương tện nào? – Có rất nhiều loại đường giao thông khác nhau và mỗi loại đường lại có cách đi khác nhau, các biển báo, luật khác nhau. Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về một số biển báo và luật giao thông đường bộ qua những trò chơi nhé. 2. Nội dung * Tìm hiểu một số biển báo và luật giao thông đường bộ Trò chơi 1: ô số – Cách chơi: Cô có 6 ô số, mỗi ô số là 1 biển báo, hoặc là 1 hình ảnh trẻ sẽ lựa chọn 1 ô số.Khi biển báo hiện ra trẻ sẽ suy nghĩ và trả lời theo yêu cầu. – Luật chơi: nếu trẻ trả lời không được sẽ mời trẻ khác bổ sung, nếu trẻ trả lời đúng sẽ được tặng 1 bông hoa. – Ô số 1: Biển báo trẻ em. + Đây là biển báo gì? + Thuộc nhóm biên báo gì? + Khi đi đường nếu gặp biển báo này thì người tham gia giao thông sẽ làm gì?
– Ô số 2: Biển báo nơi đổ xe.
– Ô số 3: Biển cấm đi xe đạp.
– Ô số 4: Biển báo đường dành cho người đi bộ
–Ô số 5:Bức hình mẹ đang đội mũ bảo hiểm cho bé. + Con thấy gì trong bức hình. + Khi tham gia giao thông mọi người phải làm gì? + Vì sao chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông? – Ô số 6: Bức hình các bạn đang chơi dưới lòng đường. + Con thấy gì trong bức hình? + Các bạn chơi như thế có đúng không? + Vì sao chúng ta không chơi dưới lòng đường? + Khi chơi thì phải chơi ở đâu?
– Cô khái quát lại những biển báo, tên gọi và ý nghĩa của từng loại biển báo. – Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia giao thông cần phải chấp hành đúng luật giao thông đường bộ và chỉ dẫn của các biển báo. 3. Luyện tập Trò chơi 1: “Đội nào giỏi hơn” – Cách chơi: chia lớp thành 2 đội. Cô phát cho mỗi đội 1 rổ tranh, và 1 tờ giấy cô đã dán sẵn các biển báo. Các trẻ trong đội sẽ cùng nhau thảo luận, tìm ra những bức tranh phù hợp với biển báo tương ứng. – Luật chơi: trong vòng 1 bài hát, đội nào hoàn thành trước và đúng sẽ là đội chiến thắng. – Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. – Cô nhận xét Trò chơi 2: đúng sai. – Cách chơi: cô chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội sẽ có 1 rổ tranh, trong rổ có các hình ảnh, trẻ sẽ lựa chọn những hình ảnh có hành động đúng dán vào hình mặt cười, hành động không đúng sẽ dán vào mặt buồn. – Luật chơi: trong vòng 1 bái hát đội nào có nhiều hình ảnh chính xác nhất thì được tuyên dương. – Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. – Cô nhận xét 3. Kết thúc – Hát “Em đi qua ngã tư đường phố” và chuyển sang hoạt động khác. |
– Đường thủy
– Đường sắt
– Đường thủy, đường sắt – Đường bộ, đường hàng không
– Ô tô, xe máy, xe đạp…
– Lắng nghe cô giới thiệu
– Lắng nghe cô phổ biến
– Trẻ trả lời theo hiểu biết. – Biển báo trẻ em, thuộc nhóm biển báo nguy hiểm, biển báo này báo hiệu cho người tham gia giao thông biết sẽ có trẻ em đi qua, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ. – Biển báo nơi đỗ xe, thuộc nhóm biển báo chỉ dẫn, khi gặp biển báo này các phương tiện giao thông có thể đậu xe. – Biển báo cấm đi xe đạp, thuộc nhóm biển báo cấm, khi gặp biển báo này người đi xe đạp không được chạy vào. – Biển báo đường dành cho người đi bộ, thuộc nhóm biển báo chỉ dẫn, khi gặp biển báo này thì chỉ có người đi bộ được phép đi vào, các phương tiện khác không được chạy vào.
– Mẹ đang đội mũ bảo hiểm cho bé, khi tham gia giao thông mọi người phải đội mũ bảo hiểm, để bảo vệ tính mạng cho bản thân.
– Các bạn đang chơi dưới đường. – Dạ không – Chơi dưới lòng đường sẽ rất nguy hiểm. – Chơi ở trong sân nhà, sân trường.
– Trẻ lắng nghe cô phổ biến.
– Trẻ lắng nghe cô giải thích.
-Trẻ tiến hành chơi trò chơi
– Trẻ lắng nghe cô giải thích.
-Trẻ tiến hành chơi trò chơi
– Hát và đi ra ngoài. |