Giáo án PTTM 5-6 tuổi: Làm các con vật sống dưới nước từ vật liệu phế thải

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Hoạt động học: Làm các con vật sống dưới nước bằng nguyên vật liệu nắp chai, bitit…

10

Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi

Thời gian: 25-30 phút

Ngày dạy: 31/1/2019

Giáo viên thực hiện: Võ Thị Diễm

 

1.Mục đích, yêu cầu:

* Kiến thức:

– Trẻ  biết làm thành các con vật sống dưới nước bằng nguyên vật liệu từ nắp chai, bitit…

– Trẻ biết nói lên ý tưởng của mình để làm được con vật sống dưới nước.

* Kỹ năng:

– Có kỹ năng lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp, phối hợp hài hòa giữa các vật liệu để tạo nên các con vật.

– Phát triển khả năng tư duy của trẻ.

* Thái độ:

– Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức trong giờ học.

-Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn, có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch sẽ để các con vật sinh sống.

  1. Chuẩn bị:

Các loại phế liệu: Các loại nắp chai, bitit…

– Đồ dùng: Keo, khăn lau tay…

– Mô hình: Hồ cá trong trường bé.

III. Tổ chức hoạt động:

 

Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định

– Cho trẻ hát vận động bài: “Cá vàng bơi”

– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát

+ Bài hát nói đến con gì?

– Ngoài con cá ra bạn nào có thể kể cho cô và các bạn biết một số con vật sống dưới nước.

? Các bạn ơi! Hôm nay sân trường chúng ta có xây một hồ cá rất đẹp nhưng trong hồ chỉ có rong và nước mà chưa có con vật nào trong hồ để cho hồ cá trong trường ta sinh động hơn thì hôm nay cô tổ chức cuộc thi “Bé khéo tay” với đề tài “Làm các con vật sống dưới nước bằng các nguyên vật liệutừ nắp chai ”

– Bằng đôi bàn tay khéo léo của mình hôm nay các con sẽ tự tạo các con vật sống dưới nước thật đẹp từ những nguyên phế liệu mà cô và các con đã sưu tầm được nhé!

2 Quan sát và hướng dẫn:

* Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện một số con vật tự tạo của cô:

– Con gì đây các bạn?

– Các con có nhận xét gì về con cá này?

– Con cá được làm bằng nguyên liệu gì?

– Mình cá làm từ cái gì nào? Đuôi và vây cá làm bằng gì?

 

– Con cá có màu sắc như thế nào?

– Con cá sống ở đâu?

– Tương tự, cô gợi hỏi trẻ về cách làm con rùa, con tôm, con cua…

– Để tạo được các con vật này cô đã sữ dụng kỹ năng nào?

– Cô nhắc lại một vài cách để chọn nguyên liệu để tạo thành các con vật

* Trẻ thực hiện:

Con sẽ làm gì để hồ cá trong trường thêm sinh động?

– Cô hỏi trẻ về ý tưởng để làm con vật.

– Con thích nhất là làm con gì?

Con sẽ chọn nguyên liệu gì để làm?

Con cá con sẽ làm như thế nào?

(Nếu trẻ không nói được cô gợi ý cho trẻ cách dán để tạo thành con vật ).

– Cô chú ý bao quát và hướng dẫn cho trẻ hoàn thành sản phẩm.

– Nhắc nhở trẻ bỏ rác vào rổ, nhắc trẻ lau tay.

3. Nhận xét sản phẩm

– Cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình.

– Tùy vào sản phẩm của trẻ nhận xét.

– Các con có nhận xét gì sản phẩm của bạn của bạn?

– Con thích sản phẩm nào? Vì sao lại thích?

– Cho trẻ có sản phẩm đẹp lên giới thiệu sản phẩm của mình

– Cô nhận xét chung

? Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn, có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch sẽ để các con vật sinh sống.

* Kết thúc:

– Bây giờ cô cháu mình cùng thả các con vật vào hồ trong trường mình cho sinh động nhé. Cho trẻ cầm các con vật vừa đi vừa đọc thơ: “Rong và cá” đến và thả vào hồ.

 

– Trẻ vận động cùng cô

 

– Con cá vàng

– Trẻ kể: Tôm, cua, rùa, lươn, ốc…

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Dạ con cá.

– Dạ con cá rất đẹp.

– Nguyên vật liệu phế thải

– Mình cá làm từ nắp chai, Vây và đuội cá làm từ bitit.

– Trẻ trả lời.

– Cá sống ở dưới nước.

 

 

– Vẽ, cắt, dán, ….

 

 

 

 

Con làm các con vật sống dưới nước.

– Dạ con cá.

– Con chọn nắp chai, bitit con cá.

– Con gở keo, mắt dán vào.

 

-Trẻ lắng nghe.

 

 

 

– Trẻ đem sản phẩm của mình lên kệ.

– Trẻ nhận xét sản phẩm

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

– Trẻ đi thả cá và đọc thơ