Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận thành những khả năng thực thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống .

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống .
Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống (Bao gồm rất nhiều kỹ năng) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2015 – 2016 của Trường Mầm Non Tuổi Thần Tiên
Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ..
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra.
“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo”.
THUẬN LỢI KHÓ KHĂN:
1- Thuận lợi:
– Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn.
– Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại.
– Trẻ đã học qua lớp nhà trẻ nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ.
– Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề.
– Luôn luôn được sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của phụ huynh
2- Khó khăn:
– Phụ huynh chưa cho con đi học đều và đầy đủ, chưa thực sự hợp tác với nhà trường
THỰC TRẠNG
– Kỹ năng sống là gì? Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày.
– Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là ta nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
– Nội dung giáo dục  kỹ năng sống cho trẻ em  phải hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ.
– Chúng ta dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.
– Trẻ sẽ học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn.
– Và điều quan trọng và chúng ta mong muốn là sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ.Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ, cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế. Ngày nay trẻ cần được trải nghiệm, hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn .

BIỆN PHÁP:
* Giáo dục lồng ghép:
Đối với trẻ mầm non, rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ bảo vệ sức khoẻ,kỹ năng phòng chống tai nạn, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá ….
Một trong những kỹ năng đó là kỹ năng phòng chống tai nạn, biết tự bảo vệ mình vô cùng cần thiết. Ngay từ nhỏ, trẻ cần được giáo dục kỹ năng ứng biến khi gặp các tình huống khó khăn. Đó chính là những kỹ năng mà trẻ cần được trang bị để đề phòng bất trắc xảy ra.
Với trẻ mẫu giáo bé, trẻ còn nhỏ tuổi, kinh nghiệm sống chưa có nên kỹ năng phòng chống tai nạn ở trẻ còn hạn chế . Trẻ chưa nhận thức được mối nguy hiểm xảy ra xung quanh trẻ và cách nhận biết, phòng tránh và xử lý cho phù hợp.
Chính vì vậy, với nội dung này, ngay từ đầu năm học cùng với giáo viên trong lớp, chúng tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu đưa ra những nguy cơ cụ thể có thể xảy ra mất an toàn với trẻ và  đưa  vào dạy trẻ ở mọi thời điểm trong ngày. Những nội dung đó được gắn vào các chủ điểm trong năm một cách phù hợp.
Khi đã đưa ra được  những nội dung phù hợp với trẻ thì việc lựa chọn phương pháp, biện pháp để chuyển tải đến trẻ đạt hiệu quả tối ưu nhất cũng rất quan trọng.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là t�� duy trực quan hình tượng, những kiến thức giáo dục cho trẻ phải cụ thể, gần gũi dễ hiểu đối với trẻ. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn những phương pháp sau để dạy trẻ:
* Thông qua việc tạo tình huống cụ thể :
Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận  biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường  giáo dục trẻ với những lời dặn dò  nhắc nhở đơn giản thông qua  nội dung các bài thơ ,câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục  dạy trẻ. Song  trên thực tế,  trong chương trình có rất ít bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung đó. Vì vậy, trong năm học này, chúng tôi nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết .
Ví dụ, với chủ điểm “Bản thân”. Trước đây, thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” hoặc nội dung bài hát “Đàn Vịt con” chúng tôi chỉ  dùng lời giáo dục trẻ: “Khi đi công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy ra sẽ phải xử lý như thế nào.
Với cách  giáo dục như vậy chúng tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệu quả. Trẻ ghi nhớ một cách thụ động, và thường chóng quên. Và điều cốt yếu trẻ không hiểu cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì phải làm thế nào.  Do đó bây giờ ngoài việc giáo dục như vậy vào giờ  hoạt động chiều, Chúng tôi  đã đưa ra tình huống “Khi bé bị lạc mẹ trong siêu thị – bé sẽ làm gì ?
Chúng tôi đã cho trẻ suy nghĩ,  mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời  theo ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi :
Theo con làm như vậy có được không? Tại sao?Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất :
Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh,  không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ  chờ. Vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể  đến chỗ chú bảo vệ, cô bán hàng  trong siêu thị  ở gần chỗ đó để  nhờ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể đó sẽ là  kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé.
Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc có thể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc , xâm hại …Chúng tôi đã đưa ra những tình huống để dạy trẻ như :
“ Nếu có người không quen biết cho bé quà  bé nên làm như thế nào?”
Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ  trên thực tế trẻ  rất thích khi được cho quà  và sẽ không  biết tại sao không được nhận.
Khi trẻ thảo luận, Chúng tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “ Nếu đó là kẻ xấu  thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Chúng tôi phân tích , giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là :
Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu tẩm thuốc mê và  trúng mưu của kẻ xấu.
Khi gặp trường hợp này bé nên  nói “ Cháu cám ơn,  nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ”.
+  Với chủ điểm “Gia đình”, ngoài việc giáo dục trẻ nhận biết  và tránh những đồ dùng nguy hiểm như bàn là , phích nước , bếp đang đun
Tôi đưa  tình huống trẻ biết tránh những mối nguy hiểm khác như:
“ Nếu con đang ở nhà một mình, có người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì?”
Chúng tôi cho trẻ  nói suy nghĩ , cách giải quyết của mình. Trong khi thảo luận với trẻ Chúng tôi gợi mở: cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấy trộm đồ của gia đình cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc chính là người quen biết với bố mẹ bé để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết. Sau đó cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này :
Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người thu tiền điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống , còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ.
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song chúng tôi nghĩ rằng cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra . Chúng tôi đã đưa tình huống :
“ Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy  ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?”
Qua tình huống này chúng tôi dạy trẻ :
Khi thấy có  khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé  phải chạy xa chỗ cháy, hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quanh có thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm.
Từ những tình huống cụ thể mà rất  dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ. Thông  qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy lô gích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
* Thông qua nội dung các câu chuyện :

Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện  thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ.  Chính vì vậy chúng tôi đã  sáng tác một số câu chuyện lồng  vào đó các tình huống để giáo dục trẻ.  Giúp trẻ  tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện.
– Ở chủ điểm “ Nước và mùa hè”. Với  đặc thù  trẻ đang sống ở thành phố,  vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, hố nước nguy hiểm mà môi trường sống của trẻ ít gặp. Thì nhà vệ sinh cũng nhiều tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, chúng tôi đưa ra những tình huống để dạy trẻ cách sử dụng an toàn trong phòng tắm bằng cách đưa vào câu chuyện để trẻ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

 

Nguồn: Sưu Tầm